Thursday, January 8, 2009



Mỗi khi đụng đến một vụ tham nhũng hay thậm chí một vụ bán độ bóng đá, các cơ quan chức năng VN thường chống chế là "không có bằng chứng" nên không xử được. Tưởng rằng chỉ VN mới có tình trạng này, nhưng hóa ra ngay tại "thiên đường tư bản chủ nghĩa" cũng không tránh khỏi vấn đề "bằng chứng đâu" này.

Số là sau khi nhận được bản tố cáo lần hai của
Harry Markopolos cuối năm 2005 về khả năng Madoff đang lừa đảo khách hàng, tháng 1/2006 SEC cử Meagan Cheung và 2 phụ tá đến thanh tra công ty đầu tư của Madoff. Sau khi kiểm tra sổ sách và phỏng vấn cả Madoff và một khách hàng lớn, Cheung và cộng sự không tìm được bằng chứng nào chứng minh Madoff đang lừa đảo. Kết quả là Cheung đã kiến nghị SEC hủy bỏ vụ điều tra và chôn vùi luôn những cáo buộc của Markopolos.

Meagan Cheung nói, vào thời điểm bà đến thanh tra, Madoff đã đưa ra một hệ thống sổ sách thứ hai, bởi vậy không cách gì có thể phát hiện ra Madoff đang lừa đảo. Tuy nhiên New York Post không đồng ý với cách chống chế này vì trước khi đến thanh tra Cheung đã có trong tay bản cáo buộc của Markopolos với chỉ dẫn rất chi tiết về các khả năng lừa đảo của Madoff. Việc không phát hiện được bằng chứng cho thấy hoặc Cheung đã không làm hết trách nhiệm hoặc không có trình độ. Felix Salmon cho rằng cách hành xử của một điều tra viên của SEC như vậy là rất thụ động, gần như chỉ đợi kẻ tình nghi thú tội chứ không chủ động đi tìm bằng chứng. Điều này làm cả Markopolos và Salmon kết luận nhóm điều tra của Meagan Cheung không đủ trình độ, ít nhất là không có kiên thức về derivatives và math đủ để hiểu các trade của Madoff.

Tuy nhiên điều làm Felix Salmon bức xúc hơn cả là thái độ bàng quan của Meagan Cheung sau tất cả những gì xảy ra. Cheung dường như không ân hận gì về việc mình đã để Madoff lọt lưới, dù có thể là vô tình, hệt như nhiều quan chức ở VN vậy.



Wednesday, January 7, 2009



GDP của VN năm 2008 tăng 6.23%, theo ông Bùi Bá Cường, Vụ trưởng Vụ Thống kê Tài khoảng Quốc gia, Tổng cục Thống kê VN (GSO). Có lẽ Guinness nên ghi nhận kỷ lục công bố thống kê GDP nhanh nhất cho VN vì hầu hết các nước chỉ có thể đưa ra con số thống kê GDP sau một tháng hoặc lâu hơn nữa sau khi chu kỳ thống kê kết thúc. Ngoài ra, bài phỏng vấn ông Bùi Bá Cường của VnEconomy còn có vài điểm đáng chú ý.

- Bộ trưởng (Bộ KHĐT) giật mình: người ta chỉ giật mình khi bị bất ngờ, vậy chứng tỏ ông Bộ trưởng cho rằng tăng trưởng GDP giảm 1/3 (từ 9% xuống 6%) là quá lớn trong hoàn cảnh kinh tế VN và thế giới năm 2008. Hãy nhìn sang Mỹ, Anh, Đức, Pháp, hay gần hơn là TQ, Korea, Singapore, Thailand, Indonesia, có lẽ ông bộ trưởng sẽ thấy tốc độ tăng trưởng 6% của VN quả là một điều kỳ diệu. Không nên quên rằng 6 tháng đầu năm 2008 đã có lúc lãi suất cho vay vượt quá 20% còn 6 tháng cuối năm xuất khẩu liêu xiêu vì khủng hoảng thế giới.

- Thoát ngưỡng nghèo cũng phiền: tôi không hiểu tại sao lại phiền? chúng ta phải tự hào nếu không phải xin viện trợ và vay ODA của các nước khác nữa mới phải chứ. Nếu ông Vụ trưởng cho rằng chúng ta vượt ngưởng $1000/đầu người vì hệ thống thống kê có vấn đề chứ không phải thực chất dân VN đã giàu lên thì phải tìm cách khắc phục các khiếm khuyết trong thống kê chứ. Nếu ông Vụ trưởng cho rằng chỉ số này bị lệch lạc vì chính sách neo cứng tỷ giá USD, tôi ngầm hiểu rằng chính phủ VN đang chạy theo thành tích giảm nghèo bằng cách manipulate tỷ giá.

- Không công bố ICOR: đúng là các cách tính ICOR khác nhau sẽ cho kết quả rất khác nhau. Nhưng không phải là vì thế mà không công bố. Nếu cách tính và số liệu sử dụng được công khai nhiều nhà kinh tế sẽ góp ý cho GSO phương pháp tính tối ưu. Công bố ICOR của các thành phần kinh tế khác nhau trong các năm có thể giúp người dân và các nhà làm chính sách biết được sector nào trong nền kinh tế có tiến bộ và đầu tư hiệu quả nhất. Không chỉ với ICOR, GSO nên công bố (trên website càng tốt) tất cả số liệu và chỉ tiêu kinh tế đã được thống kê cho giới chuyên môn tiếp cận và đánh giá.





Ai bảo tử vi là huyên thuyên? Một bài nghiên cứu trên NBER của hai nhà kinh tế Kasey Buckles và Daniel Hungerman chỉ ra rằng những người sinh ra trong tháng 1, 2, và 12 hàng năm thường có sức khỏe kém hơn, trình độ học vấn thấp hơn, và thu nhập không bằng những người có ngày sinh nhật ở các tháng khác trong năm. Tất nhiên các nhà kinh tế luôn có giải thích cho các anomaly họ tìm ra từ data. Có điều những giải thích của họ chưa chắc đã thuyết phục hơn một lá số tử vi.




Năm ngoái tôi đã theo dõi cuộc tranh luận giữa Martin Feldstein và các professional economists về khả năng US economy sẽ rơi vào recession trong năm 2008. Lúc đó giới investment bank khá lạc quan về triển vọng kinh tế, nhất là sau khi Bush đưa ra $168b fiscal stimulus cuối tháng 2, trong khi Feldstein, người từng giữ chức chủ tịch Business Cycle Dating Committee của NBER trong nhiều năm, lại rất bi quan. Nhiều academic economist khác như Frankel, Krugman cũng bi quan hơn giới tài chính. Kết quả thế nào thì mọi người đã rõ.

Năm nay, Krugman lại dẫn đầu giới academic về nhận định bi quan cho kinh tế Mỹ và thế giới. Krugman lo ngại rằng Mỹ sẽ rơi vào một Great Depression thứ hai, có lẽ không kém phần tệ hại so với thời 29-33 của thế kỷ trước, nhất là khi fiscal stimulus package của Obama có vẻ đang đi trệch hướng. Ngược lại, đa số giới professional economists, mặc dù rất thận trọng nhưng đều dự báo kinh tế Mỹ sẽ bắt đầu hồi phục từ nửa sau 2009. Fed dù khá bi quan cũng có cùng nhận định như vậy (xem phân tích của Rebecca Wilder ở đây).

Điều đáng nói là lần này quan điểm của giới academic có nhiều khác biệt, không chỉ về các chính sách vực dậy nền kinh tế và rescue hệ thống ngân hàng. Kenneth Rogoff, người từng là chief economist của IMF, có quan điểm ngược lại với Krugman. Rogoff nghiêng về phía investment bankers cho rằng tình hình không đến nỗi tệ quá. Không ám chỉ thẳng Krugman nhưng Rogoff cho rằng các nhà kinh tế Mỹ đã quá bi quan trong tình hình hiện tại. Lý do quan trọng nhất theo Rogoff là chính phủ các nước đều đã có chính sách đối phó với khủng hoảng, ít nhiều sẽ giảm bớt downturn về kinh tế. Theo Rogoff, từ sau năm 1950, không còn nền kinh tế phát triển nào có GDP giao động quá 10-15% như thời Great Depression nữa. Một phần vì cơ cấu kinh tế thế giới đã thay đổi, một phần vì các policy makers đã học hỏi được nhiều từ Great Depression và đã có những cơ chế chống lại depression (ví dụ social security, deposit insurance).

Tôi đã trích dẫn một nghiên cứu của Rogoff ở đây, trong đó ông và Carmen Reinhart chỉ ra rằng trung bình các nước bị rơi vào khủng hoảng tài chính sẽ bị giảm GDP 9% trong 2 năm sau đó. Nếu lấy ngưỡng -10%/năm để phân biệt giữa recession bình thường và depression, có lẽ Rogoff cho rằng lần khủng hoảng tài chính này phải tồi tệ hơn những lần trước rất nhiều mới có thể đẩy Mỹ rơi vào depression.

Hiện tại, tỷ lệ cá cược trên InTrade cho là xác suất depression sẽ xảy ra trong năm 2009 là 35%, tăng từ 15% vào đầu tháng 12/2008. Hãy đợi xem Krugman vs Rogoff, ai sẽ là người chiến thắng lần này. Năm ngoái, câu nói "nation of whiners" của Phil Gramm đã được bầu vào 1 trong 10 câu nói nổi tiếng nhất năm 2008, hi vọng năm nay câu "America lost its mojo" của Rogoff không bị vào list này. Truly hope!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét