Hiệu ứng chi phí chìm(sunk cost)

Chi phí phát sinh từ kết quả hành động của con người sẽ ảnh hưởng tới những quyết định sau này.

Ví dụ, máy xách tay của bạn bị hỏng, đưa ra cửa hàng sửa thì phải thay màn hình tinh thể lỏng mất 500 USD. Sau đó một thời gian thì lại đến lượt CPU, ổ cứng bị hỏng. Mang ra cửa hàng sửa thì người ta nói phải mất 1000 USD. Khi đó, bạn xử lý như thế nào? Vừa mới chi 500 USD để thay màn hình, bây giờ lại chi thêm 1000 USD. Thêm ít tiền nữa là mua được cái máy mới ngon lành hơn rồi. Đương nhiên, bạn sẽ nghĩ tới phương án mua máy mới. Nhưng nếu làm như vậy 500 USD vừa mới bỏ ra thành con số 0 à? Cuối cùng, bạn quyết định bỏ thêm 1000 USD để sửa máy.

Mấu chốt ở đây là nếu ko có 500 USD đã phải chi trước đó thì có lẽ bạn sẽ chọn phương án mua máy mới. Bởi đó là một quyết định hợp lý nhất.

Đây cũng là một trạng thái tâm lý của nhà đầu tư cổ phiếu. Mặc dù đã thua lỗ triền miên trong việc đầu tư một cổ phiếu nhưng bạn ko muốn thay đổi vì nếu làm như vậy, bạn sẽ nghĩ rằng bao công sức, thời gian, chi phí mà mình đã bỏ ra thành công cốc.

Nói rộng hơn, việc kinh doanh cũng như vậy. Nhiều doanh nghiệp bị sa lầy vào một dự án thua lỗ vì bị chịu ảnh hưởng của hiệu ứng chi phí chìm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét