Ky Niem Gan Nhat (to keep something as a souvenir)

Lúc tôi bán tất cả các cổ phiếu của mình ra là thời điểm Vn index vào khoảng 470, đây là thời điểm cắt lỗ thành công nhất của tôi so với thời điểm cắt lỗ ở cuối năm 2007. Hai ngày sau đó cơn khủng hoảng tài chính bắt đầu xảy ra. Ban đầu là sự sụp đỗ của hai đai gia Fannie Mae và Freddie Ma. Những thông tin mới nhất về Merrill Lynch đã bị Bank of America nuốt chửng, và sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư lớn thứ tư của Mỹ, Lehman Brothers, đã khiến những nhà kinh tế bàn luận về sự khởi đầu của một cuộc khủng hoảng mới có thể so sánh với thời kỳ Đại suy thoái trước đây.

Một số nhà xã hội học và sử gia tin rằng cuộc khủng hoảng này tiên đoán sự sụp đổ của “đế chế Hoa Kỳ” cũng như hệ thống thế giới hiện tại.
Lehman Brothers đã mất hơn 90% giá trị thị trường kể từ đầu năm nay. Các nhà đầu tư đã từng hy vọng đại gia tài chính này có thể sẽ được “giải cứu”. Người ta đã nghĩ đến “hai vị cứu tinh” mang tên Barclays và Bank of America, với sự bảo đảm của chính phủ. Nhưng rút cuộc, cả hai đại gia này đã lắc đầu. Họ nói rằng chính phủ Mỹ không sẵn sàng bảo lãnh cho bất kỳ khoản nợ xấu nào của Lehman, đặc biệt là khoản 128 tỷ USD cam kết dài hạn, tiếp đến là hàng loạt các ngân hàng lần lượt ra đi, kéo theo các ngân hàng của Anh, Nhật, Úc, Đức cũng lâm vào tình trạng sát nhập, bán mình, cuộc khủng hoảng cũng lan rộng đến các nước Châu Á…

Người ta thường chỉ biết cuộc khủng hoảng xảy ra từ Mỹ và lan rộng sang nhiều nước khác trên thế giới, song ít ai biết rằng vì sao các ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính của các nước khác của Châu Âu lại ảnh hưởng lớn đến như vậy.


Nguyên nhân bắt đầu từ các đế chế tài chính hùng mạnh của Mỹ, họ có rất nhiều tiền và các nhà tài chính này đã nghĩ ra các gói sản phẩm cho vay để tiêu dùng bất động sản và mua nhà. Như vậy thị trường bất động sản trở thành cơn sốt do có sự kích thích cho vay dòng tiền từ ngân hàng. Thị trường bất động sản ở Mỹ đã rơi vào tình trạng bong bóng, các hợp đồng cho vay đến từng người dân của các ngân hàng chuyên cho vay bất động sản này trở thành trái phiếu và cổ phiếu của các ngân hàng lớn tại Mỹ, những ngân hàng này đặc biệt rất có uy tín trên thế giới trong suốt những thập niên qua. Những trái phiếu và cổ phiếu này được bán cho các tổ chức tài chính và ngân hàng khác trên thế giới Anh, Úc,Đức, Nhật… Vì vậy khi các ngân hàng tại Mỹ sụp đỗ thì sẽ kéo theo các ngân hàng của các nước khác

Trước đây những cổ phiếu tôi nắm giữ bị ảnh hưởng từ nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân đáng sợ nhất là kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng lạm phát, các ngân hàng TMCP của Việt Nam buộc phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng trung ương và là chỉ đạo của chính phủ, mục tiêu là kiềm chế lạm phát. Tại thời điểm này(quý 1/2008) các chỉ số trên hai sàn giảm thê thảm, thanh khoản của thị trường rất kém, bên mua không có dư mua, rất ít người mua, ngược lại rất nhiều người bán giá sàn, các tổ chức tài chính của Việt Nam thì giải chấp cổ phiếu cầm cố. Đến cuối năm 2008 các danh mục đầu tư của tôi cũng là nạn nhân của sự khủng hoảng tài chính thế giới. Tuy nhiên tôi ít lỗ hơn so với nhà đầu tư khác, khoảng cắt lỗ của tôi được lợi khoảng 37% tính tới thời điểm hiện nay(tháng 1/2009), Index xoay quanh mức 300 đến 320, rất may tôi đã bán tất cả các cổ phiếu ra trước thông tin khủng hoảng tài chính hai ngày.

Thời điểm này là thời điểm gì? Cơ hội, rủi ro, đầu tư lướt sóng, đầu tư dài hạn, bán ra hay mua vào lúc nào đây?, nghe ngóng, chờ đợi… Là những suy nghĩ nhà đầu tư đang đặt ra. Sở dĩ nhà đầu tư hiện giờ luôn hoang mang là vì thị trường diễn biến rất khó lường. Có thời điểm phần lớn nhà đầu tư từ Nam ra Bắc đều hướng tới thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số Dow, S&P 500, Nasdaq Châu âu FTSE, DAX, AEX, Nhật Nikkei. Nếu đêm nay nhìn chỉ số Dow, S&P 500 lên thì ai cũng dự đoán được là VN ngày mai sẽ tăng, cứ như thế chỉ số chứng khoán của VN cứ theo xu hướng chung của thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã ảnh tới từng ngõ ngách, người hàng xóm của tôi là một công nhân của công ty cao su Eh Leo trên Buôn Ma Thuộc, họ phải ra về vì thất nghiệp do giá cao su đã giảm đến hơn 60%, người công nhân công ty Cao Su Đà Nẵng(DRC) cũng nghỉ, vì không có việc làm, cty giảm biên chế, tết này cô ấy sẽ nói không mua sằm gì hết…

Dự định của tôi, tôi sẽ mua vào khi Vn index về dưới 300 và mua mạnh vào khi chỉ số Index về 250. Thời gian đầu tư là 1 đến 2 năm sau

Cách tính EPS

- Cách tính EPS(EPS: Là chỉ số đánh giá bản thân công ty tạo khả năng sinh lợi từ đồng vốn của cổ đông đóng góp. Chỉ số EPS càng cao thì công ty tạo ra lợi nhuận cổ đông càng lớn và ngược lại. Rộng ra một chút nếu bạn gửi tiết kiệm được 9%-10% năm, EPS của công ty X nào đó cũng bằng 9%-10% thì EPS = lãi suất ngân hàng. Có nghĩa rằng bạn đầu tư vào công ty X này lợi nhuận thu về bằng với lợi nhuận bằng với tiền gửi tiết kiệm của bạn. )
vidu: DHG : lợi nhuận 2007 : 127,093,200,178 ;
Vốn chủ sở hữu (theo Bảng CĐKT) 200.000.000.000 TỨC 20.000.000 CP; vậy EPS = 127.093.200.178*10.000/200.000.000.000 = 6.355

- Cách tính PE(* P/E là chỉ số phản ánh mối quan hệ giữa thị giá cổ phiếu hiện hành với lợi nhuận sau thuế trong một năm của công ty đó.P/E càng cao thì giá cổ phiếu càng cao)
vídụ:P/E là một tỷ lệ phần trăm giữa thị giá một cổ phiếu và thu nhập trên một cổ phhiếu. Nếu giá một cổ phiếu cuả IBM là 60 đôla và thu nhập của mỗi cổ phiếu là 3 đôla thì tỷ lệ P/E sẽ là 20 (60/3). điều này có nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng trả 20 đôla cho mỗi đôla lợi nhuận của công ty. Nếu P/E giảm xuống còn18 có nghĩa là nhà đầu tư chỉ trả 18 đôla cho mỗi đôla lợi nhuận.

Ke Toan, nghiep vu kinh doanh luu ky chung khoan

I Hoạt động kinh doanh lưu ký chứng khoán
1.1 Nghiệp vụ, quy trình
Mô tả
Các doanh nghiệp cổ phần nhờ Cty CK quản lý hộ cổ phiếu, cổ đông, sổ đăng ký chứng khoán, chi trả hộ cổ tức.
Yêu cầu
- Việc quản lý cổ phiếu, cổ đông… đã có một chương trình phần mềm riêng. Kế toán chỉ theo dõi doanh thu lưu ký chứng khoán, tiền nhận và đã chi trả hộ cổ tức.
- Các khoản phí thu được:
o Phí thiết lập hồ sơ ban đầu (1)
o Phí chuyển nhượng cổ phần (2): Là phí Cty CK thu từ các cổ đông khi làm thủ tục cho các giao dịch chuyển nhượng cổ phiếu đang lưu ký tại CKĐA.
o Phí quản lý sổ cổ đông (3)
o Lãi tiền gửi liên quan chi trả cổ tức (4): Lãi của tiền cổ tức mà CKĐA nhận để trả hộ nhưng cổ đông chưa nhận hết đang còn nằm trong tài khoản Cty CK
Mỗi cuối tháng sẽ xuất hóa đơn cho (2) và (3). Riêng (1) sẽ xuất một lần khi ký HĐ và không xuất HĐ cho (4)
1.2 Quy trình
- Hằng ngày vẫn lập phiếu thu và hạch toán vào doanh thu. Đến cuối tháng phần mềm sẽ cho ra một bảng kê. Dựa vào bảng kê sẽ xuất hóa đơn cho từng tổ chức và xuất 01 hóa đơn cho các cá nhân.
- Phần mềm sẽ cho phép theo dõi những khoản đã/chưa xuất hóa đơn.
1.3 Chứng từ
- Hợp đồng lưu ký
- Chứng từ thu tiền
- Chứng từ thoả thuận thu chi hộ
1.4 Hạch toán
Nợ TK 111, 112
Có TK 5116(1-6): Phí thu từ dịch vụ lưu ký chứng khoán
Chi trả hộ cổ tức
Nợ TK 111, 112: Cổ tức nhận thanh toán hộ
Có TK 332
Nợ TK 332
Có TK 111, 112: Cổ tức thanh toán
Lý thuyết vị ân nhân

1. Cổ phiếu có PE bằng 10

2. Cổ phiếu có PE bằng 50

Trong 2 cổ phiếu trên theo bạn cổ phiếu nào có hiệu quả đầu tư tốt hơn? Nếu câu trả lời của bạn là cổ phiếu 1 thì bạn đã nhầm. Thông thường, đầu tư cổ phiếu là việc mua vào một cổ phiếu mà mình cho rằng giá đã rẻ rồi đợi giá tăng để bán ra. Tuy nhiên, nếu bạn mua một cổ phiếu mà giá đã cao mà lại có người chấp nhận mua vào cổ phiếu đó với mức giá cao hơn thì bạn đã thành công rồi. Cho dù bạn mua cổ phiếu có PE bằng 10 mà không có người nào chấp nhận mua lại cho bạn với giá cao hơn thì về lý thuyết là đúng nhưng thực tế thì bạn đã thất bại.

Đầu tư thì không ai mong muốn thua lỗ mà bất kỳ ai cũng đều kỳ vọng lợi nhuận. Vì vậy một cổ phiếu giá cao mà vẫn tăng giá(mang lại lợi nhuận) lại là một cổ phiếu tốt hơn so với một cổ phiếu rẻ mà không tăng giá. Tóm lại, nếu có một vị ân nhân nào đó chấp nhận mua lại cổ phiếu của bạn với giá cao hơn là OK. Việc đầu tư dựa trên cơ sở kỳ vọng có người mua lại cổ phiếu của mình với giá cao hơn gọi là “lý thuyết vị ân nhân”.
Tuy nhiên, lý thuyết này đã gây ra không ít bong bóng trên thị trường. Bởi vì ai cũng nghĩ rằng mình không phải là vị ân nhân cuối cùng. Trong lịch sử đã chứng kiến những vụ bong bóng như bong bóng hoa tulip ở Hà lan, bong bóng bất động sản ở Nhật, bong bóng IT ở Mỹ,...và tất cả những bong bóng này đều là kết quả của “lý thuyết vị ân nhân”.
Cách dùng từ của báo chí và tâm lý nhà đầu tư

Câu chữ cùng có những điểm đáng sợ của nó. Cùng một mục đích là truyền tải một sự thật khách quan nhưng cách dùng từ ngữ khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau tới tâm lý nhà đầu tư. Ví dụ, cùng một bài báo về kết quả kinh doanh của công ty A nhưng có 3 cách dùng từ trong tiêu đề. Cách viết nào cũng đúng sự thực nhưng lại gây ra những hiệu quả tâm lý khác nhau

Cách viết 1

Công ty A : kết quả kinh doanh khả quan, lợi nhuận kỳ này tăng 20%, lợi nhuận cao nhất từ trước tới nay.

Cách viết 2

Công ty A : lợi nhuận kỳ này cao nhất từ trước tới nay nhưng tỷ lệ tăng trưởng giảm.

Cách viết 3

Công ty A : tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận giảm, còn nhiều yếu tố chưa rõ ràng trong quý tới

Với cách viết 1, những từ ngữ ấn tượng như “khả quan”, “tăng 20”, “cao nhất” tạo tâm lý hưng phấn cho nhiều nhà đầu tư muốn mua cổ phiếu này.

Với cách viết 2, mặc dù đã sử dụng từ “cao nhất” nhưng sau đó lại là từ “giảm”. Nhà đầu tư sẽ có tâm lý tạm thời ko mua bán hoặc xem xét bán bớt đi một ít.

Với cách viết 3, những từ ngữ thiếu lạc quan như “giảm”, “chưa rõ ràng” sẽ tác động xấu tới tâm lý nhà đầu tư. Mọi người sẽ nghĩ đến chuyện bán đi chứ không mua vào.

Lại một ví dụ khác với 3 cách dùng từ khác nhau về một vấn đề

Cách viết 1

Công ty B : lỗ, 3 kỳ liên tiếp lợi nhuận âm.

Đọc tiêu đề này chắc không có nhà đầu tư nào nghĩ đến chuyện mua cổ phiếu B

Cách viết 2

Công ty B : tiếp tục lỗ nhưng tỷ lệ có chiều hướng giảm

Đọc tiêu đề này thì ấn tượng vẫn là xấu nhưng sẽ có người đưa cổ phiếu này vào tầm ngắm để nghiên cứu.

Cách viết 3

Công ty B : tỷ lệ lỗ giảm xuống, kỳ sau có khả năng có lãi

Tiêu đề này hoàn toàn không gây ra ấn tượng xấu, ngược lại sẽ có nhiều người xem xét mua cổ phiếu B.
Tâm lý phiến diện

Con người khi đánh giá một sự việc gì thì thường không đánh giá một cách tổng hợp dựa vào toàn bộ thông tin liên quan mà chỉ chú trọng vào một vài yếu tố lộ ra bên ngoài. Ví dụ khi ta gặp một người lần đầu tiên và có ấn tượng không mấy tốt về người đó thì chỉ duy nhất ấn tượng này đọng lại trong đầu. Sau đó, ấn tượng này ngày một lớn và cho dù con người đó có nhiều điểm tốt khác thì đánh giá của ta về con người đó cũng không thay đổi.

Trong đầu tư chứng khoán, câu chuyện cũng tương tự như vậy. Nếu có một mã cổ phiếu nào đó bạn muốn mua thì thông thường bạn sẽ phân tích cổ phiếu đó, liệt kê những điểm mạnh, điểm yếu, tin tốt và tin xấu. Tuy nhiên, do ngay từ ban đầu bạn đã có ý “muốn mua cổ phiếu này” cho nên càng phân tích, càng suy nghĩ thì chỉ có những điểm mạnh, tin tốt đọng lại trong đầu còn những điểm xấu khác thì bị xóa dần đi. Kết cục sẽ đưa bạn tới những hành động thiếu chính xác.
Tâm lý thích hợp hóa vị trí(position) của mình

Nếu ở trạng thái ôm tiền và chờ đợi cơ hội thì nhiều nhà đầu tư tỏ ra lạnh lùng và lý trí. Tuy nhiên nếu họ mua vào cổ phiếu(thay đổi position) thì tình hình sẽ thay đổi. Họ sẽ có xu hướng không thích nghe những thông tin, phân tích không có lợi với cổ phiếu mà mình đang nắm giữ và cố gắng tìm kiếm những thông tin lọt tai. Hiện tượng tâm lý này gọi là sự thiên vị(bias). Cũng có trường hợp sự thiên vị này xảy ra một cách vô thức.

Trong cuộc sống đời thường, khi muốn tâm sự với một ai đó về những khó khăn của mình, thì không kể có ý thức hay vô thức, nhiều khi chúng ta có xu hướng tìm những người có thể nói những điều lọt tai mình.

Trong đầu tư chứng khoán, việc tránh thừa nhận những quyết định sai lầm của bản thân là một biểu hiện của hiện tượng tâm lý thiên vị. Nếu cứ tiếp tục duy trì tâm lý này thì việc bạn chịu thất bại trong đầu tư là khó tránh khỏi.
Giảm độ cảm nhận

Nói một cách đơn giản, cùng một sự việc nhưng cùng với thời gian thì cách cảm nhận sẽ thay đổi.

Nhìn vào biểu đồ dưới đây thì sẽ nhận thấy nếu lợi nhuận tương đối càng xa điểm tham chiếu thì độ chênh lệch của hàm giá trị càng nhỏ. Tức là khi lợi nhuận(tổn thất) tương đối càng xa điểm tham chiếu thì con người càng trở nên lỳ.

Có thể thấy được sự giảm độ cảm nhận của con người trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ trong cuộc hẹn đầu tiên với một cô gái mà bạn thích thì bạn rất run. Nhưng nếu đi chơi nhiều lần với cô bạn đó thì cảm giác ban đầu của bạn sẽ mất dần.
Trong đầu tư chứng khoán thì “giảm độ cảm nhận” cũng là một vấn đề hết sức quan trọng. Ví dụ bạn mua cổ phiếu A với giá 100.000VND/cổ phiếu nhưng sau đó cổ phiếu giảm xuống 90.000VND thì bạn cảm thấy rất lo lắng. Nhưng nếu bạn vẫn giữ cổ phiếu đó và sau đó giá cổ phiếu tiếp tục giảm từ 50.000VND xuống còn 40.000VND thì lúc này bạn hầu như không còn lo lắng gì nữa(mặc dù cùng mức giảm 10.000VND). Đây là một hiện tượng tâm lý hết sức đáng sợ mà nhà đầu tư cần hiểu để khắc phục.

Đúng là " giảm độ cảm nhận" ví dụ :

1 người đầu tư 1000usd vào Chứng khoán anh ta gặp phải cơn lũ giá vừa qua mất :

100 usd --- k vấn đề, ăn thua gì

200usd--- chưa vấn đề, tôi vẫn sống tốt

300usd --- mất thêm 100 thì có nhằm nhò gì, tôi còn sống mà

4000usd-- khả năng thị trường lên tôi sẽ gỡ lại

500usd-- thị trường xuống thấp rồi cơ hội lên là rất lớn, bán đi mới là thiệt hại thật

700usd -- thị trường đang lên mua k mua được, tôi đang trên con đường gỡ hòa và sẽ có lãi thôi

Vâng thưa các bác nếu tính ra con số khi đầu tư 1000USD nay chỉ còn 300USD thì nhà đầu tư này sẽ phải gỡ lại 700usd tương đương với 233% so với vốn còn lại và tuơng đương với VNI phải lên thêm 233%. như vậy VNI phải lên tới 1665 điểm ( giả định số tiền còn lại 400usd ở 500 điểm) thì nhà đầu tư này mới hòa được và đây cũng là những lỗi mà nhiều nhà đầu tư mắc phải.

Lý thuyết kỳ vọng (Prospect theory)

Tại sao con người thường chấp nhận rủi ro(risk-taker) khi bị tổn thất?

Câu hỏi 1

1. Chắc chắn nhận được 800 USD.

2. 85% là nhận được 1600 USD, 15% là không nhận được gì.

Câu hỏi 2

3. Chắc chắn mất 800 USD.

4. 85% là mất 1600 USD, 15% là không mất gì.

Trong 2 câu hỏi trên, bạn chọn trường hợp nào?

Về mặt toán học thì chọn trường hợp 2 và 3 là chính xác. Tuy nhiên, khi điều tra thực tế thì hầu hết mọi người lại chọn 1 và 4.

Lý thuyết kỳ vọng cho rằng : khi có lợi thì ta nên dự liệu cao hơn những khả năng có xác suất thấp, còn khi tổn thất thì ta nên dự liệu thấp hơn những khả năng có xác suất cao.

Bản chất thì con người rất ghét bị thua, bị thất bại. Nhưng nếu không chịu chấp nhận một thất bại nhỏ thì sẽ phải gánh một thất bại lớn hơn. Bởi vì ghét thất bại là một đức tính tốt trong học tập và thể thao nhưng lại rất nguy hiểm trong đầu tư.

Tóm lại, hiện thực hóa khoản lỗ cũng là một việc cần làm như hiện thực hóa lợi nhuận vậy.

Giảm độ cảm nhận

Nói một cách đơn giản, cùng một sự việc nhưng cùng với thời gian thì cách cảm nhận sẽ thay đổi.

Nhìn vào biểu đồ dưới đây thì sẽ nhận thấy nếu lợi nhuận tương đối càng xa điểm tham chiếu thì độ chênh lệch của hàm giá trị càng nhỏ. Tức là khi lợi nhuận(tổn thất) tương đối càng xa điểm tham chiếu thì con người càng trở nên lỳ.

Có thể thấy được sự giảm độ cảm nhận của con người trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ trong cuộc hẹn đầu tiên với một cô gái mà bạn thích thì bạn rất run. Nhưng nếu đi chơi nhiều lần với cô bạn đó thì cảm giác ban đầu của bạn sẽ mất dần.
Trong đầu tư chứng khoán thì “giảm độ cảm nhận” cũng là một vấn đề hết sức quan trọng. Ví dụ bạn mua cổ phiếu A với giá 100.000VND/cổ phiếu nhưng sau đó cổ phiếu giảm xuống 90.000VND thì bạn cảm thấy rất lo lắng. Nhưng nếu bạn vẫn giữ cổ phiếu đó và sau đó giá cổ phiếu tiếp tục giảm từ 50.000VND xuống còn 40.000VND thì lúc này bạn hầu như không còn lo lắng gì nữa(mặc dù cùng mức giảm 10.000VND). Đây là một hiện tượng tâm lý hết sức đáng sợ mà nhà đầu tư cần hiểu để khắc phục.

Đúng là " giảm độ cảm nhận" ví dụ :

1 người đầu tư 1000usd vào Chứng khoán anh ta gặp phải cơn lũ giá vừa qua mất :

100 usd --- k vấn đề, ăn thua gì

200usd--- chưa vấn đề, tôi vẫn sống tốt

300usd --- mất thêm 100 thì có nhằm nhò gì, tôi còn sống mà

4000usd-- khả năng thị trường lên tôi sẽ gỡ lại

500usd-- thị trường xuống thấp rồi cơ hội lên là rất lớn, bán đi mới là thiệt hại thật

700usd -- thị trường đang lên mua k mua được, tôi đang trên con đường gỡ hòa và sẽ có lãi thôi

Vâng thưa các bác nếu tính ra con số khi đầu tư 1000USD nay chỉ còn 300USD thì nhà đầu tư này sẽ phải gỡ lại 700usd tương đương với 233% so với vốn còn lại và tuơng đương với VNI phải lên thêm 233%. như vậy VNI phải lên tới 1665 điểm ( giả định số tiền còn lại 400usd ở 500 điểm) thì nhà đầu tư này mới hòa được và đây cũng là những lỗi mà nhiều nhà đầu tư mắc phải.

Tại sao giá trị danh mục của bạn ngày càng giảm?

Thông thường, nhà đầu tư có tâm lý là : dễ dàng bán đi những cổ phiếu đã đạt lợi nhuận, nhưng rất khó bán đi những cổ phiếu đang bị lỗ bởi vì làm như vậy đồng nghĩa với việc thừa nhận mình sai lầm. Kết quả là đến lúc để ý lại thì thấy trong danh mục của mình còn toàn những cổ phiếu đang bị lỗ.

Thực ra, những cổ phiếu đang tăng giá(có lợi nhuận) là những cổ phiếu mà mình đã nhận định đúng về trend thì không cần thiết phải bán vội. Ngược lại, chính những cổ phiếu đang bị lỗ(do mình nhận định sai trend) thì mới phải xử lý gấp.

Hiệu ứng chi phí chìm(sunk cost)

Chi phí phát sinh từ kết quả hành động của con người sẽ ảnh hưởng tới những quyết định sau này.

Ví dụ, máy xách tay của bạn bị hỏng, đưa ra cửa hàng sửa thì phải thay màn hình tinh thể lỏng mất 500 USD. Sau đó một thời gian thì lại đến lượt CPU, ổ cứng bị hỏng. Mang ra cửa hàng sửa thì người ta nói phải mất 1000 USD. Khi đó, bạn xử lý như thế nào? Vừa mới chi 500 USD để thay màn hình, bây giờ lại chi thêm 1000 USD. Thêm ít tiền nữa là mua được cái máy mới ngon lành hơn rồi. Đương nhiên, bạn sẽ nghĩ tới phương án mua máy mới. Nhưng nếu làm như vậy 500 USD vừa mới bỏ ra thành con số 0 à? Cuối cùng, bạn quyết định bỏ thêm 1000 USD để sửa máy.

Mấu chốt ở đây là nếu ko có 500 USD đã phải chi trước đó thì có lẽ bạn sẽ chọn phương án mua máy mới. Bởi đó là một quyết định hợp lý nhất.

Đây cũng là một trạng thái tâm lý của nhà đầu tư cổ phiếu. Mặc dù đã thua lỗ triền miên trong việc đầu tư một cổ phiếu nhưng bạn ko muốn thay đổi vì nếu làm như vậy, bạn sẽ nghĩ rằng bao công sức, thời gian, chi phí mà mình đã bỏ ra thành công cốc.

Nói rộng hơn, việc kinh doanh cũng như vậy. Nhiều doanh nghiệp bị sa lầy vào một dự án thua lỗ vì bị chịu ảnh hưởng của hiệu ứng chi phí chìm.

Homo economicus

Kinh tế học cổ điển coi con người là một cỗ máy luôn xử lý tức thì các thông tin mà nó nhận được để đưa ra các hoạt động kinh tế tối ưu. Dùng từ theo kiểu "bác học" thì homo sapiens được coi là homo economicus, cỗ máy kinh tế đội lốt người. Từ Adam Smith tới Friedrich Hayek, các nhà kinh tế luôn có một niềm tin là xã hội kinh tế sẽ được vận hành trơn chu và tối ưu nếu từng cá nhân tối ưu hóa hành vi cho lợi ích của cá nhân mình. Từng cá nhân không cần phải lo về coordination với các cá nhân khác mà thị trường, hay theo Adam Smith là invisible hands, sẽ đảm nhiệm việc này.

Đến khi John Nash đưa ra game theory thì các nhà kinh tế mới nhận ra tầm quan trọng của coordination trong một xã hội có khiếm khuyết về thông tin. Ví dụ prisoner dilemma nổi tiếng cho thấy dù từng cá nhân hành động một cách tối ưu, nếu thiếu một cơ chế coordination hiệu quả xã hội có thể sẽ rơi vào một inferior equilibrium. Vấn đề là, game theory vẫn tiếp tục giả định xã hội loài người là một tập hợp các homo economicus, dưới những ràng buộc nhất định (luật pháp, qui tắc) các cá thể này vẫn tiếp tục tối ưu hành vi của mình như những siêu máy tính.

Chỉ đến khi behavioral economics ra đời thì homo sapiens mới tách khỏi homo economicus. Lúc này homo sapiens có thể mắc sai lầm vì bộ nhớ có giới hạn hay tốc độ xử lý thông tin không đủ nhanh. Tóm lại hành vi kinh tế của homo sapiens không phải lúc nào cũng tối ưu nữa mà bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác như tâm lý, thần kinh, thói quen. Vậy thì những khiếm khuyết này của homo sapiens sẽ có ảnh hưởng thế nào đến quán trình coordination trong xã hội? Liệu invisible hands hay Nash equilibrium có còn phù hợp nữa không?

Paul Seabright, giáo sư kinh tế đại học Toulouse I,
cho rằng xã hội loài người phát triển theo qui luật mà Charles Darwin đã khám phá ra cách đây đúng 150 năm. Theo Seabright, trong một xã hội kinh tế homo sapiens không mắc sai lầm như behavioral economists vẫn tin mà đó là cách để homo sapiens hòa nhập và coordinate với các cá thể khác. Những hành vi "không tối ưu" theo cách nhìn của các nhà kinh tế chính là natural evolution để homo sapiens vươn lên trong nấc thang tiến hóa của xã hội.

Bất kỳ cá nhân nào cũng phải thực hiẹn hai hành vi: cạnh tranh và hợp tác. Homo sapiens phải cạnh tranh để có thể lọt vào một coalition mạnh nhất, trong đó họ sẽ phải hợp tác với nhau để cạnh tranh với các coalitions khác. Những coalitions mạnh dần dần sẽ thắng thế và buộc những kẻ thua cuộc phải tuân theo luật chơi của mình. Đây chính là ý tưởng tiến hóa của Darwin mà từ trước tới giờ các nhà kinh tế chưa bao giờ cân nhắc một cách nghiêm túc trong lý thuyết của mình.

Thursday, January 8, 2009



Mỗi khi đụng đến một vụ tham nhũng hay thậm chí một vụ bán độ bóng đá, các cơ quan chức năng VN thường chống chế là "không có bằng chứng" nên không xử được. Tưởng rằng chỉ VN mới có tình trạng này, nhưng hóa ra ngay tại "thiên đường tư bản chủ nghĩa" cũng không tránh khỏi vấn đề "bằng chứng đâu" này.

Số là sau khi nhận được bản tố cáo lần hai của
Harry Markopolos cuối năm 2005 về khả năng Madoff đang lừa đảo khách hàng, tháng 1/2006 SEC cử Meagan Cheung và 2 phụ tá đến thanh tra công ty đầu tư của Madoff. Sau khi kiểm tra sổ sách và phỏng vấn cả Madoff và một khách hàng lớn, Cheung và cộng sự không tìm được bằng chứng nào chứng minh Madoff đang lừa đảo. Kết quả là Cheung đã kiến nghị SEC hủy bỏ vụ điều tra và chôn vùi luôn những cáo buộc của Markopolos.

Meagan Cheung nói, vào thời điểm bà đến thanh tra, Madoff đã đưa ra một hệ thống sổ sách thứ hai, bởi vậy không cách gì có thể phát hiện ra Madoff đang lừa đảo. Tuy nhiên New York Post không đồng ý với cách chống chế này vì trước khi đến thanh tra Cheung đã có trong tay bản cáo buộc của Markopolos với chỉ dẫn rất chi tiết về các khả năng lừa đảo của Madoff. Việc không phát hiện được bằng chứng cho thấy hoặc Cheung đã không làm hết trách nhiệm hoặc không có trình độ. Felix Salmon cho rằng cách hành xử của một điều tra viên của SEC như vậy là rất thụ động, gần như chỉ đợi kẻ tình nghi thú tội chứ không chủ động đi tìm bằng chứng. Điều này làm cả Markopolos và Salmon kết luận nhóm điều tra của Meagan Cheung không đủ trình độ, ít nhất là không có kiên thức về derivatives và math đủ để hiểu các trade của Madoff.

Tuy nhiên điều làm Felix Salmon bức xúc hơn cả là thái độ bàng quan của Meagan Cheung sau tất cả những gì xảy ra. Cheung dường như không ân hận gì về việc mình đã để Madoff lọt lưới, dù có thể là vô tình, hệt như nhiều quan chức ở VN vậy.



Wednesday, January 7, 2009



GDP của VN năm 2008 tăng 6.23%, theo ông Bùi Bá Cường, Vụ trưởng Vụ Thống kê Tài khoảng Quốc gia, Tổng cục Thống kê VN (GSO). Có lẽ Guinness nên ghi nhận kỷ lục công bố thống kê GDP nhanh nhất cho VN vì hầu hết các nước chỉ có thể đưa ra con số thống kê GDP sau một tháng hoặc lâu hơn nữa sau khi chu kỳ thống kê kết thúc. Ngoài ra, bài phỏng vấn ông Bùi Bá Cường của VnEconomy còn có vài điểm đáng chú ý.

- Bộ trưởng (Bộ KHĐT) giật mình: người ta chỉ giật mình khi bị bất ngờ, vậy chứng tỏ ông Bộ trưởng cho rằng tăng trưởng GDP giảm 1/3 (từ 9% xuống 6%) là quá lớn trong hoàn cảnh kinh tế VN và thế giới năm 2008. Hãy nhìn sang Mỹ, Anh, Đức, Pháp, hay gần hơn là TQ, Korea, Singapore, Thailand, Indonesia, có lẽ ông bộ trưởng sẽ thấy tốc độ tăng trưởng 6% của VN quả là một điều kỳ diệu. Không nên quên rằng 6 tháng đầu năm 2008 đã có lúc lãi suất cho vay vượt quá 20% còn 6 tháng cuối năm xuất khẩu liêu xiêu vì khủng hoảng thế giới.

- Thoát ngưỡng nghèo cũng phiền: tôi không hiểu tại sao lại phiền? chúng ta phải tự hào nếu không phải xin viện trợ và vay ODA của các nước khác nữa mới phải chứ. Nếu ông Vụ trưởng cho rằng chúng ta vượt ngưởng $1000/đầu người vì hệ thống thống kê có vấn đề chứ không phải thực chất dân VN đã giàu lên thì phải tìm cách khắc phục các khiếm khuyết trong thống kê chứ. Nếu ông Vụ trưởng cho rằng chỉ số này bị lệch lạc vì chính sách neo cứng tỷ giá USD, tôi ngầm hiểu rằng chính phủ VN đang chạy theo thành tích giảm nghèo bằng cách manipulate tỷ giá.

- Không công bố ICOR: đúng là các cách tính ICOR khác nhau sẽ cho kết quả rất khác nhau. Nhưng không phải là vì thế mà không công bố. Nếu cách tính và số liệu sử dụng được công khai nhiều nhà kinh tế sẽ góp ý cho GSO phương pháp tính tối ưu. Công bố ICOR của các thành phần kinh tế khác nhau trong các năm có thể giúp người dân và các nhà làm chính sách biết được sector nào trong nền kinh tế có tiến bộ và đầu tư hiệu quả nhất. Không chỉ với ICOR, GSO nên công bố (trên website càng tốt) tất cả số liệu và chỉ tiêu kinh tế đã được thống kê cho giới chuyên môn tiếp cận và đánh giá.





Ai bảo tử vi là huyên thuyên? Một bài nghiên cứu trên NBER của hai nhà kinh tế Kasey Buckles và Daniel Hungerman chỉ ra rằng những người sinh ra trong tháng 1, 2, và 12 hàng năm thường có sức khỏe kém hơn, trình độ học vấn thấp hơn, và thu nhập không bằng những người có ngày sinh nhật ở các tháng khác trong năm. Tất nhiên các nhà kinh tế luôn có giải thích cho các anomaly họ tìm ra từ data. Có điều những giải thích của họ chưa chắc đã thuyết phục hơn một lá số tử vi.




Năm ngoái tôi đã theo dõi cuộc tranh luận giữa Martin Feldstein và các professional economists về khả năng US economy sẽ rơi vào recession trong năm 2008. Lúc đó giới investment bank khá lạc quan về triển vọng kinh tế, nhất là sau khi Bush đưa ra $168b fiscal stimulus cuối tháng 2, trong khi Feldstein, người từng giữ chức chủ tịch Business Cycle Dating Committee của NBER trong nhiều năm, lại rất bi quan. Nhiều academic economist khác như Frankel, Krugman cũng bi quan hơn giới tài chính. Kết quả thế nào thì mọi người đã rõ.

Năm nay, Krugman lại dẫn đầu giới academic về nhận định bi quan cho kinh tế Mỹ và thế giới. Krugman lo ngại rằng Mỹ sẽ rơi vào một Great Depression thứ hai, có lẽ không kém phần tệ hại so với thời 29-33 của thế kỷ trước, nhất là khi fiscal stimulus package của Obama có vẻ đang đi trệch hướng. Ngược lại, đa số giới professional economists, mặc dù rất thận trọng nhưng đều dự báo kinh tế Mỹ sẽ bắt đầu hồi phục từ nửa sau 2009. Fed dù khá bi quan cũng có cùng nhận định như vậy (xem phân tích của Rebecca Wilder ở đây).

Điều đáng nói là lần này quan điểm của giới academic có nhiều khác biệt, không chỉ về các chính sách vực dậy nền kinh tế và rescue hệ thống ngân hàng. Kenneth Rogoff, người từng là chief economist của IMF, có quan điểm ngược lại với Krugman. Rogoff nghiêng về phía investment bankers cho rằng tình hình không đến nỗi tệ quá. Không ám chỉ thẳng Krugman nhưng Rogoff cho rằng các nhà kinh tế Mỹ đã quá bi quan trong tình hình hiện tại. Lý do quan trọng nhất theo Rogoff là chính phủ các nước đều đã có chính sách đối phó với khủng hoảng, ít nhiều sẽ giảm bớt downturn về kinh tế. Theo Rogoff, từ sau năm 1950, không còn nền kinh tế phát triển nào có GDP giao động quá 10-15% như thời Great Depression nữa. Một phần vì cơ cấu kinh tế thế giới đã thay đổi, một phần vì các policy makers đã học hỏi được nhiều từ Great Depression và đã có những cơ chế chống lại depression (ví dụ social security, deposit insurance).

Tôi đã trích dẫn một nghiên cứu của Rogoff ở đây, trong đó ông và Carmen Reinhart chỉ ra rằng trung bình các nước bị rơi vào khủng hoảng tài chính sẽ bị giảm GDP 9% trong 2 năm sau đó. Nếu lấy ngưỡng -10%/năm để phân biệt giữa recession bình thường và depression, có lẽ Rogoff cho rằng lần khủng hoảng tài chính này phải tồi tệ hơn những lần trước rất nhiều mới có thể đẩy Mỹ rơi vào depression.

Hiện tại, tỷ lệ cá cược trên InTrade cho là xác suất depression sẽ xảy ra trong năm 2009 là 35%, tăng từ 15% vào đầu tháng 12/2008. Hãy đợi xem Krugman vs Rogoff, ai sẽ là người chiến thắng lần này. Năm ngoái, câu nói "nation of whiners" của Phil Gramm đã được bầu vào 1 trong 10 câu nói nổi tiếng nhất năm 2008, hi vọng năm nay câu "America lost its mojo" của Rogoff không bị vào list này. Truly hope!